Có 2 con sông lớn đi qua Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh): Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn, cùng một hệ thống kinh rạch chằng chịt trong nội thành.

Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn


Bản đồ Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2).

Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là “Nông-nại”. Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên.

Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là “sông Phước Long” vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ.

Dòng chính

Sông Đa Dung, đoạn chảy qua Lâm Hà, Lâm Đồng – là thượng nguồn của sông Đồng Nai xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên.

Vịnh Gành Rái, Cần Giờ, TP.HCM là nơi sông Lòng Tàu – một trong những chi lưu của sông Đồng Nai đổ ra biển Đông

Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km²[2], nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km, còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.

Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng. Sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đắk R’Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm – Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) – Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.

Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai (Vĩnh Cửu) ở tả ngạn – phía đông và Bình Dương (Tân Uyên) ở hữu ngạn – phía tây. Đến thị trấn Uyên Hưng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc – Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.

Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và thành phố Hồ Chí Minh (quận 9, Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa – Vũng Tàu (Tân Thành) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ).

Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là “Phước Bình”.

Phụ lưu

Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ.

Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đồng Nai ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.

Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…

Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.

Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông.

Phân lưu

Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là:

Sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 – 3.000 m, sâu 6 – 8 m) ở huyện Cần Giờ

Sông Lòng Tàu (sâu 15–20 m) đổ vào vịnh Gành Rái. Sông Lòng Tàu lại chia thành hai nhánh là sông Đồng Tranh và sông Ngã Bảy.

Các công trình thủy điện và thủy lợi

Các công trình lớn:

Trên dòng chính sông Đồng Nai: Thủy điện Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 (dự án), Đồng Nai 6A (dự án).[3] Dự án Đồng Nai 6 và 6A đang có những vấn đề gây tranh cãi vì nó có thể sẽ gây tác động rất lớn đến vấn đề đa dạng sinh học của khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Sông Bé: Thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn.
Sông Sài Gòn: Hồ Dầu Tiếng
Thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim, 160 MW.
Thủy điện Đại Ninh công suất thiết kế 300 MW.
Sông La Ngà: Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi tổng công suất gần 500 MW.

Các công trình giao thông

Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1A vượt sông này qua cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.

Các cây cầu vượt sông:

Sông Đa Dung

Cầu Suối Vàng, Lạc Dương, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 722
Cầu tại xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng
Cầu thủy điện Đa Dâng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Cầu Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27
Cầu Máng, nối xã Tân Văn với xã Đạ Đớn, Lâm Hà, Lâm Đồng
Cầu nối thị trấn Đinh Văn – xã Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 725
Cầu Khỉ và cầu Kinh nối xã Tân Hà, Lâm Hà với xã Tân Thành, Đức Trọng, Lâm Đồng

Sông Đa Nhim

Cầu Liêng Trưk, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 723
Cầu xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
Cầu nối xã Lạc Lâm với xã Ka Đô, huyện Đơn Dương
Cầu phà 14, nối thị trấn Thạnh Mỹ với xã Quảng Lập, Đơn Dương
Cầu Ông Thiều, huyện Đơn Dương
Cầu nối xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng với xã Tu Tra, huyện Đơn Dương
Cầu thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
Cầu Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng
Cầu Đại Ninh, Đức Trọng, Lâm Đồng, trên quốc lộ 20
Cầu nối xã Đan Phượng, Lâm Hà với xã Ninh Gia, Đức Trọng, Lâm Đồng
Cầu trên thủy điện Đồng Nai 2, Lâm Đồng
Cầu nối xã Tân Lâm, Di Linh – xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng
Cầu qua hồ Tà Đùng, huyện Di Linh -Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ 28 (đã khởi công)

Cầu thủy điện Đồng Nai 3, Đăk Nông – Lâm Đồng
Cầu Đồng Nai 4, Lâm Đồng -Đăk Nông
Cầu thủy điện Đồng Nai 5, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng – huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đăk Nông
Cầu Đắc Lua, Tân Phú, Đồng Nai – Cát Tiên, Lâm Đồng (đã khởi công)

Cầu treo Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai
Cầu La Ngà, trên hồ Trị An, huyện Định Quán, Đồng Nai
Cầu Chiến khu D, trên hồ Trị An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Cầu Thủ Biên, Bình Dương – Đồng Nai
Cầu Bạch Đằng, Bình Dương
Cầu Thạnh Hội, Bình Dương

Cầu Hóa An (cũ), Đồng Nai
Cầu Hóa An (mới), Đồng Nai
Cầu Rạch Cát, Đồng Nai
Cầu Hiệp Hòa, Đồng Nai
Cầu Ghềnh, Đồng Nai
Cầu Bửu Hòa, Đồng Nai
Cầu An Hảo, Đồng Nai (dự án)

Cầu Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai
Cầu Đồng Nai 2, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai
Cầu Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai
Cầu Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai
Cầu Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai (dự án)
Cầu Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (dự án)
Cầu Bình Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh (đã khởi công)
Cầu Phước Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai (đã khởi công)

Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đồi thấp, có độ cao tương đối khoảng 150m, nằm trong huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rồi chảy qua giữa địa phận ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua tỉnh Bình Dương, là ranh giới giữa Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sông Đồng Nai thành hệ thống sông Đồng Nai, đổ ra biển. Ở thượng lưu sông chảy theo hướng bắc – nam, trung lưu và hạ lưu sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam.. Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại Thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km².

Hồ Dầu Tiếng được xây dựng nhằm điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ và xâm nhập mặn ở hạ lưu, đồng thời cung cấp nước cho Tây Ninh, khu vực tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Hồ Dầu Tiếng ngăn dòng từ ngày 24-6-1984 đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông Sài Gòn.

Tên gọi

Vì chảy qua nhiều vùng nên sông mang nhiều tên khác nhau:

Từ đầu nguồn ở huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh đến gần chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) gọi là sông Ngã Cái.

Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến cư xá Thanh Đa (Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) gọi là sông Thủ Khúc.

Đoạn từ cư xá Thanh Đa đến chỗ đổ vào sông Đồng Nai (Mỹ Lợi, Quận 2) có tên là sông Sài Gòn hay sông Bến Nghé (tên chữ là Ngưu Chử giang, trong sách Gia Định thành thông chí ghi là Tân Bình giang, vì ngày xưa chảy qua phủ Tân Bình).

Dòng chính

Sông là ranh giới tự nhiên giữa:

Bình Phước (Lộc Ninh, Hớn Quản) ở phía đông và Tây Ninh (Tân Châu, Dương Minh Châu) ở phía tây;

Bình Dương (Dầu Tiếng, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An) ở phía đông và Tây Ninh (Trảng Bàng), Thành phố Hồ Chí Minh (Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12) ở phía tây;

Thủ Đức, Quận 9, Quận 2 ở phía đông và Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Quận 1, Quận 4, Quận 7 ở phía tây.

Sông Sài Gòn hợp lưu với sông Đồng Nai ở chỗ ngã ba giữa Quận 2, Quận 7 và Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Phụ lưu

Sông Thị Tín (cũng gọi Thị Tính): bắt nguồn từ Lai Uyên, Bàu Bàng chảy theo hướng bắc – nam qua thị xã Bến Cát tới thành phố Bình Dương. Thị Tín hợp lưu với sông Sài Gòn ở Tân An, Thủ Dầu Một.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Giao thông

Sông này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Thầy Cai, Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi…

Các cầu và công trình vượt sông

Cầu Bình Lợi
Cầu Bình Phước
Cầu Bình Triệu
Cầu Chữ Y
Cầu Phú Mỹ
Cầu Sài Gòn
Cầu Thủ Thiêm
Cầu Ông Lãnh
Cầu Phú Long gồm một cầu cũ nằm về phía thượng lưu nối quận 12 với trung tâm thị xã Thuận An và cầu mới hoàn thành năm 2012 nằm về phía hạ lưu của cầu cũ nối quận 12 (từ đường Hà Huy Giáp) và thị xã Thuận An (nối vào Quốc lộ 13).[2]
Cầu Phú Cường nối huyện Củ Chi và thành phố Thủ Dầu Một trên tỉnh lộ 8.
Cầu Bến Súc nối xã Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi và Bình Dương trên tỉnh lộ 15.
Cầu Bến Củi nối xã Bến Củi thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và thị trấn Dầu Tiếng thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Cầu Dầu Tiếng

Hầm qua sông

Hầm Thủ Thiêm nằm trên đường Võ Văn Kiệt nối quận 1 và quận 2 của Thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn:Wikipedia)

Mạng lưới kinh rạch ở Sài Gòn thì như mạng nhện. Ngay cả người Sài Gòn cũng không nghĩ đến Sai Gòn có nhiều kinh rạch đến vậy. Nói đến kinh rạch người ta thường chỉ nghĩ đến Miền Tây (tức Đồng Bằng Sông Cửu Long), có lẽ vì người miền Tây thường đi đò, và người Sài Gòn thì đi xe.

Vài bản đồ quan trắc dưới đây sẽ cho các bạn khái niệm rõ rệt về mạng nhện kinh rạch Sài Gòn.

Bản đồ mạng lưới quan trắc lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn (Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP HCM)


Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước mặt và thủy văn khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai


Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành TP.HCM (Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP HCM)

Đoc về kinh rạch Sài Gòn:

– Kể chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975

– Kinh rạch xưa và nay ở Sài Gòn – Chợ Lớn

– Những kênh rạch xưa thành đại lộ đẹp nhất Sài Gòn