Thức ăn của bọ ngựa là gì? Tập tính chung của loài bọ ngựa

Admin

1. Vài nét về loài bọ ngựa

Bọ ngựa xuất hiện từ khá lâu khoảng 20 triệu năm về trước, thuộc loài côn trùng lớn, con cái dài khoảng 48-76 mm và con non chỉ khoảng 40-61 mm. Màu sắc của bọ ngựa thường giống với môi trường mà nó sinh sống để có thể ẩn thân và rình mồi, nhưng chủ yếu là màu xanh lá cây, màu vàng hoặc nâu.

Đặc điểm của loài bọ ngựa
Đặc điểm của loài bọ ngựa

Bộ cánh của chúng khá rộng rãi, càng vào trong thì cánh càng nhạt màu. Đầu của chúng còn có thể xoay 360 độ nên tầm nhìn khá rộng, có thể bắt được con mồi dễ dàng đồng thời phòng thủ kẻ địch rất tốt. Các chân có hình lưỡi kiếm, sắc nhọn dùng để săn bắt hoặc chống lại động vật tấn công nó. Và loài bọ ngựa thường sinh sống tại những nơi ẩm, sáng như lùm cây, bụi cây và những vùng, nhiệt đới, ôn đới khác.

2. Thức ăn của bọ ngựa là gì?

Bọ ngựa thuộc côn trùng nhưng ăn thịt và là một kẻ săn mồi đáng gờm với bộ kiếm sắc bén. Chúng ăn được hầu hết mọi thứ nhưng thức ăn chính vẫn là những loại côn trùng nhỏ như:

  • Ruồi giấm

  • Bọ gạo

  • Con tằm nhỏ

  • Ấu trùng ruồi

  • Bướm đêm

  • Con dế

  • Con châu chấu

Bên cạnh đó, một số loài bọ ngựa lớn hơn sẽ ăn được những con mồi lớn như cá, nhện, chim hoặc rắn, chuột. Trong điều kiện thiếu thốn nguồn thức ăn thì chúng còn có thể ăn thịt lẫn nhau để sinh tồn. Bạn có thể tham khảo nguồn thức ăn này nếu nuoi những chú bọ ngựa nhé.

Xem thêm: Lý giải con kỳ nhông ăn gì – Thông tin bạn nên quan tâm

Thức ăn của bọ ngựa là gì?
Thức ăn của bọ ngựa là gì?

3. Những sự thật về loài bọ ngựa bạn nên biết

3.1. Cách săn mồi của bọ ngựa

Bọ ngựa sở hữu các giác quan nhạy bén nên cách săn mồi rất nhanh và hiệu quả. Chúng có một thị lực tuyệt vời khi sở hữu năm mắt hướng về phía trước, trong đó có hai mắt lồi to như camera 360 độ được gọi là lập thể, có thể nhìn được quang cảnh theo độ sâu, độ xa. Đây là khả năng đặc biệt giúp hỗ trợ bọ ngựa rất nhiều trong việc tìm kiếm con mồi.

Bọ ngựa còn dùng khứu giác để phát hiện ra pheromone của bọ ngựa cái hoặc những loài bọ to lớn khác. Bên cạnh đó, thính giác của bọ ngựa không được dùng để săn mồi mà là để né tránh những kẻ săn mồi khác. Cảm giác và vị giác của bọ ngựa phát triển rất kém. Những những chiếc râu của bọ ngựa vô cùng nhạy cảm để xúc giác.

Nhìn chung, bọ ngựa được đánh giá là loài săn bắt con mồi, phục kích chủ yếu dựa vào khả năng tàng hình, ẩn thân trên những tán lá của mình để tóm lấy con mồi ngay lập tức. Sau khi bắt được con mồi, bọ ngựa sẽ dùng hai chân trước đầy gai để kéo nó lại gần rồi nuốt chửng với tốc độ rất nhanh. Ăn xong chúng còn tự làm sạch chân của mình. Với chiến thuật này, chúng thường săn được rất nhiều con mồi và không lo bị đói.

3.2. Cách bọ ngựa tự vệ

Nhìn qua vẻ bề ngoài thì những con bọ ngựa này rất khoẻ khoắn, đô con với bộ kiếm sắc lẹm. Nhưng con vật nào cũng sẽ có kẻ thù cần dè chừng vì chúng chỉ có thể cắn mà không có có nọc độc. Bọ ngựa chính là con mồi của loài ăn thịt lớn hơn như rắn, bò sát, gà, chó, mèo hoặc ong.

Cách bọ ngựa tự vệ
Cách bọ ngựa tự vệ

Bọ ngựa lẩn trốn con mồi bằng cách tự nguỵ trang, ẩn mình trong môi trường sống dưới những tán lá cây hoặc thân cây. Khi bị tấn công chúng sẽ dang rộng đôi cánh để giúp cơ thể trông có vẻ lớn hơn nhằm mục đích doạ nạt xua đuổi kẻ thù. Nếu không thành công thì chúng sẽ bỏ chạy thật nhanh.

3.3. Cách bọ ngựa sinh sản

Bọ ngựa là loài côn trùng có tuổi thọ ngắn chỉ trong vòng 1 năm. Chúng mất 6 tháng để từ ấu trùng đến trưởng thành và mất thêm 6 tháng để trưởng thành. Một con bọ ngựa cái có khả năng sinh đẻ một lần khoảng 200 - 300 trứng và thường là sinh vào mùa thu.

Thông thường, sau khi đang giao phối với bọ ngựa đực chúng sẽ ăn thịt luôn bạn tình để có thêm dinh dưỡng cho trứng trong bụng. Khi bụng to thì chúng không thể bay được. Khi đẻ xong thì bọ ngựa sẽ để các túi trứng này dưới lá và cành rồi để chúng tự nở vào mùa xuân.

4. Hướng dẫn cách nuôi bọ ngựa hiệu quả

4.1. Chọn giống bọ ngựa

Để quá trình nuôi bọ ngựa diễn ra suôn sẻ thì tốt nhất bạn nên chọn lựa giống bọ ngựa tốt nhất ngay từ đầu bằng cách nhắm vào những con to khoẻ, bay nhảy tốt và có một thân hình cân đối. Chúng là loài phàm ăn và có thể ăn thịt lẫn nhau nên khi nuôi bọ ngựa bạn nên tính toán nuôi 1 con hay nhiều con nhé.

Chọn giống bọ ngựa
Chọn giống bọ ngựa

4.2. Xây dựng chuồng bọ ngựa

Muốn cẩn thận khi nuôi số lượng lớn bọ ngựa thì nên sử dụng chuồng có hàng rào, đừng để lưới quá to vì nó có thể bay mất. Nên dùng rèm che để tránh ánh nắng trực tiếp vào bọ ngựa khiến chúng bị chết. Còn nếu nuôi một con thì bạn có thể thả rông cũng được để chúng tự kiếm mồi.

4.3. Chọn đất nền để nuôi

Nếu nuôi bọ ngựa trong lồng thì bạn nên lót một lớp đất tơi xốp trong đó với độ dày khoảng 4-7cm. Bên cạnh đó, bạn sử dụng mùn dừa hoặc rêu, than bùn thì càng tốt. Bạn cũng có thể trang trí thêm một vài cành cây, chiếc lá để chúng ẩn náu như khi tung bay tự do ở ngoài thiên nhiên.

Đặc biệt, nếu nuôi bọ ngựa từ giai đoạn ấu trùng thì cần giữ độ ẩm cho đất cũng như để nhiệt độ chuồng khoảng 24 độ C để ấu trùng bọ ngựa có đủ điều kiện phát triển tốt nhất. Bọ ngựa rất thích leo trèo nên chăm các bé ấu trùng thì bạn cũng nên đặt thêm đồ vật, gậy, cành cây để chúng trở nên năng động hơn.

4.4. Chế độ ăn uống

Mỗi loài bọ ngựa và mỗi giai đoạn trưởng thành của bọ ngựa sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Chúng thích ăn nhất những loại côn trùng như ở mục 2. Nếu nuôi bọ ngựa làm cảnh thì có thể dùng những loại côn trùng như ruồi giấm, sâu tơ nhỏ, bọ gạo hoặc ấu trùng sâu thì sạch sẽ hơn.

Đặt chế độ ăn uống cho bọ ngựa
Đặt chế độ ăn uống cho bọ ngựa

Mặc dù dễ ăn uống với các loài côn trùng nhưng bọ ngựa khá sạch sẽ và chúng không ăn côn trùng đã chết. Hơn nữa, chúng chỉ ăn những phần thức ăn mềm, còn những bộ phận cứng dai bọ ngựa sẽ bỏ đi vì những thức ăn thừa này có thể khiến chúng không thể tiêu hoá hoặc cảm thấy căng thẳng.

Tóm lại, localhost đã trình bày giúp bạn về thức ăn của bọ ngựa là gì cùng một số sự thật liên quan đến loài bọ ngựa mà bạn nên biết. Sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có đủ kiến thức về chế độ dinh dưỡng của bọ ngựa cũng như cách nuôi chúng sao cho hiệu quả. Nếu thấy hay thì hãy áp dụng ngay và đừng quên theo dõi website này để biết thêm nhiều kiến thức mới nhé.